
People in Binh Lieu district (Quang Ninh) harvest cinnamon bark
Theo thống kê, tỉnh Quảng Ninh có diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp đến năm 2030 là 390.000 ha; trong đó có 47.500 ha rừng và đất rừng đặc dụng, trên 104.000 ha rừng và đất rừng phòng hộ , khoảng 239.000 ha rừng và đất rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%, đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố.
Hiện nay, rừng ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của Quảng Ninh từ “nâu” sang “xanh”. Đồng thời có sự cân bằng hài hòa giữa phát triển công nghiệp, khai khoáng và bảo vệ môi trường.
Trong những năm gần đây, các chủ rừng đã nhận thức được vai trò, giá trị của phát triển lâm nghiệp bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho ngành chế biến lâm sản xuất khẩu. Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng đồng nghĩa với việc tổ chức cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Việc này đã được triển khai, thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả rõ rệt.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh Nguyễn Minh Sơn khẳng định, việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng và quy định sản xuất hàng hóa không gây mất rừng (EUDR) trên địa bàn tỉnh đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức.

Lực lượng Quản lý và bảo vệ rừng Quảng Ninh túc trực 24/24, sẵn sàng ứng phó khi có sự cố
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh đã đánh giá kết quả thực hiện chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên địa bàn, đánh giá tiềm năng diện tích rừng và nhu cầu cấp chứng chỉ rừng trên địa bàn tỉnh; đồng thời xác định các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ rừng. Ngoài ra, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường tuyên truyền, vận động các chủ rừng xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng bền vững. Ngoài ra, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường tuyên truyền, vận động các chủ rừng xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng bền vững. Trong đó, khuyến khích trồng rừng lim, tre, nứa và các loài cây bản địa, gỗ lớn cũng như thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên doanh, liên kết với các chủ rừng để tạo thành chuỗi liên kết thúc đẩy hình thành nhóm hộ; hỗ trợ tài chính cho các chủ rừng trong quá trình lập kế hoạch quản lý rừng bền vững, chuẩn bị hồ sơ đánh giá và kinh phí duy trì đánh giá sau khi được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Hoàng Duy dịch