Ngày 28/7 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đã tiếp Thống đốc tỉnh Wakayama Kishimoto Shuhei ( Nhật Bản ) sang thăm và làm việc.
Chính quyền và doanh nghiệp tỉnh Wakayama rất quan tâm đến hợp tác với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặt khác, Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quan trọng của Việt Nam.

Buổi làm việc giữa Bộ NN-PTNT và tỉnh Wakayama (Nhật Bản) ngày 28-7
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đánh giá cao mối quan hệ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tỉnh Wakayama. Đặc biệt, hợp tác nông nghiệp giúp nâng cao giá trị kinh tế toàn ngành, mang giá trị bản địa ra thế giới.
Điển hình, người dân tỉnh Wakayama ưa chuộng nhãn tươi, vải thiều tươi, thịt gà chế biến từ Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Mặt khác, thực khách Việt Nam cũng có thể trải nghiệm hương vị của thiên nhiên và khí hậu ấm áp của vùng biển phía Nam Nhật Bản trong Unshyu Mandarin và Wakayama Mandarin.
Năm 2015, Nguyên Bộ trưởng Cao Đức Phát đã ký với Thống đốc Yoshinobu Nisaka Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Bộ NN&PTNT và chính quyền tỉnh Wakayama về hợp tác nông nghiệp.
Theo Biên bản ghi nhớ, Bộ NN-PTNT và tỉnh Wakayama của Nhật Bản sẽ tập trung hợp tác, phát triển công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến, phân phối, nông nghiệp và thủy sản. Đồng thời, hợp tác phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy thương mại nông, thủy sản và thực phẩm chế biến, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động hai nước.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đánh giá cao tầm quan trọng của Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Wakayama
Năm 2020, thành phố Kinokawa, tỉnh Wakayama, đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị với tỉnh Quảng Nam, trao tặng tỉnh Quảng Nam loài sen cổ Oga của Nhật Bản, đặt nền móng cho mối quan hệ “Hợp tác hoa sen” giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Thống đốc tỉnh Wakayama Kishimoto Shuhei đánh giá cao những trao đổi, hợp tác thiết thực trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước trong những năm qua. mong muốn trong thời gian tới sẽ được đón lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến thăm và làm việc tại tỉnh.
Đồng thời, ông Kishimoto đánh giá cao những nội dung chính của Biên bản ghi nhớ giữa Bộ và tỉnh Wakayama. Một số vấn đề chính bao gồm hợp tác kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và phân phối; phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại nông, thủy sản, hàng chế biến…
Bên cạnh đó, ông Hamaguchi Taishi, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Wakayama, chia sẻ: “Lần đầu tiên đến Việt Nam, tôi cảm thấy quen thuộc vì khí hậu có nhiều nét tương đồng với tỉnh Wakayama. Tôi cho rằng điều kiện tự nhiên là điểm mấu chốt để trao đổi sâu rộng về nông nghiệp giữa Bộ NN-PTNT và tỉnh trong thời gian tới.”

Thống đốc tỉnh Wakayama Kishimoto Shuhei phát biểu tại buổi làm việc
Ông Kishimoto đánh giá cao những nội dung chính được đề cập trong Biên bản ghi nhớ giữa Bộ NN-PTNT và Wakayama, bao gồm Hợp tác kỹ thuật trong sản xuất, chế biến, phân phối, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại nông sản, hải sản và sản phẩm chế biến .
Tại buổi làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Wakayama đã cử hai đại diện làm đầu mối trao đổi song phương và điều chỉnh các nội dung của Biên bản ghi nhớ nếu cần thiết. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cũng đã nhận lời mời của Thống đốc Kishimoto Shuhei sang thăm Nhật Bản, mong muốn tìm hiểu cơ sở chế biến tại Wakayama.
“Bộ NN&PTNT sẵn sàng mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác nông nghiệp với Wakayama; luôn chào đón các doanh nhân cũng như đại diện tỉnh Wakayama tiếp cận, chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất tại Việt Nam dựa trên tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên”, Thứ trưởng khẳng định.
Wakayama là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp và thủy sản. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi để Wakayama phát triển cây ăn quả, được mệnh danh là “vương quốc trái cây” với sản lượng quýt, mơ, hồng cao nhất cả nước.
Ngành công nghiệp chế biến trái cây và hải sản của Wakayama rất phát triển. Chính vì vậy, hàng năm, tỉnh Wakayama thu hút rất nhiều lao động thực tập sinh từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đến làm việc ở một số ngành sơ cấp trong sản xuất, chế biến.
Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quan trọng của Việt Nam. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản đạt xấp xỉ 4,5 tỷ USD, bao gồm gỗ và sản phẩm gỗ (khoảng 1,9 tỷ USD), thủy sản (1,7 tỷ USD), cà phê (277 triệu USD), trái cây và rau quả (165 triệu USD).
Dịch bởi Hà Phúc