FAO chia sẻ kỹ thuật thúc đẩy phát triển bền vững ở châu Á

Thứ Tư- 10:37, 13/12/2023

(VAN) Hội thảo Đối thoại Chính sách Việt Nam – Châu Phi về hợp tác Nam – Nam nhằm hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực là một phần của Lễ hội lúa gạo quốc tế Việt Nam – Hậu Giang 2023 đang diễn ra.

Aziz Arya, Chuyên gia về Hợp tác Nam-Nam và Tam giác, Văn phòng FAO khu vực Châu Á và Thái Bình Dương

Hợp tác Nam-Nam (SSC) rất cần thiết trong việc thúc đẩy phát triển bền vững ở châu Á. Đây là nền tảng cho sự trao đổi cởi mở, mở rộng các giải pháp phát triển, kiến ​​thức, kinh nghiệm, chính sách, công nghệ, bí quyết giữa các quốc gia, tổ chức ở Nam bán cầu. Đối với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, SSC là sự bổ sung cho cơ chế hợp tác Bắc-Nam (giữa các nước phát triển và đang phát triển).

Để thực hiện SSC, cần xây dựng thể chế linh hoạt, chuyên nghiệp, có điều chỉnh phù hợp với ưu tiên của các nước. Hướng dẫn đồng bộ hóa kỹ thuật từ trung ương đến địa phương là rất quan trọng để hợp tác thành công. Chuyên gia FAO tin rằng khi đến làm việc và trực tiếp trình diễn công nghệ, cán bộ khuyến nông sẽ giúp các hộ nông dân hiểu rõ hơn về các loại máy móc. Điều này giúp thu hẹp khoảng cách về kỹ năng công nghệ, giúp nông dân giảm bớt sự nhầm lẫn và đảm bảo các ý tưởng sáng tạo được áp dụng trên đồng ruộng.

Aziz Arya, Chuyên gia về Hợp tác Nam-Nam và Tam giác, Văn phòng FAO khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, cho biết: “Xây dựng năng lực và thể chế là chìa khóa để các nước hợp tác hiệu quả. Chúng tôi cố gắng tổ chức các chuyến đi học tập, trao đổi và đào tạo tại địa phương nơi thực hiện dự án… Chỉ khi đi thực tế chúng ta mới điều chỉnh, nhân rộng, hệ thống hóa các mô hình trên cơ sở hợp tác liên vùng.”

Cán bộ khuyến nông giúp các hộ nông dân hiểu rõ hơn về các loại máy móc khác nhau

Không chỉ hỗ trợ phát triển nông nghiệp địa phương, Hợp tác Nam-Nam còn giải quyết các vấn đề về bệnh thực vật, dịch bệnh động vật xuyên biên giới, an toàn thực phẩm, thương mại và nghiên cứu.

Đối với đào tạo nông nghiệp, nhân lực, việc trao đổi trong mạng lưới viện, trường sẽ truyền bá kiến ​​thức tổng quát và giới thiệu những đề tài khoa học mới.

FAO có kinh nghiệm đáng kể trong việc thực hiện SSC. Trong hơn 20 năm, FAO đã phối hợp với hơn 20 quốc gia, cử 3.000 chuyên gia đến hơn 60 quốc gia để trao đổi kỹ thuật. Hơn một nửa số chuyên gia đó đến từ Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu đã giới thiệu hàng trăm giống cây trồng mới và trình diễn hàng trăm công nghệ mới, góp phần thiết yếu cho sự phát triển bền vững ở châu Á.

Trong hơn 20 năm, FAO đã phối hợp với hơn 20 quốc gia, cử 3.000 chuyên gia đến hơn 60 quốc gia để trao đổi kỹ thuật

Hợp tác giữa Nigeria và Trung Quốc theo mô hình FAO SSC tập trung vào canh tác lúa-cá để cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình nhỏ. Trong những năm gần đây, SSC ở Nigeria đã triển khai 35 mô hình trình diễn lúa-cá tại 8 tỉnh, mở rộng sản xuất lúa-cá trên 10.000 ha, sản lượng lúa và cá rô phi ở một số địa phương tăng gần gấp đôi.

Ngoài ra, tại châu Á, hợp tác giữa Nhật Bản và FAO trong khuôn khổ SSC đã tăng cường năng lực nông thôn thông qua 15 khóa đào tạo, với sự tham gia của 52 chuyên gia đến từ 7 nước ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia), Philippines, Thái Lan và Việt Nam). .

Ngoài ra, việc thể chế hóa kinh nghiệm giáo dục nông nghiệp đã được thực hiện thành công ở 13 nước Mỹ Latinh và 5 nước châu Phi. Mô hình này đã mang lại sự hợp tác ba bên thiết thực, cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng, tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các hộ gia đình và tạo cơ hội học tập.

Tại Nam Mỹ, mô hình hợp tác giữa FAO và Brazil tập trung vào việc cung cấp các giải pháp phát triển trong giáo dục nông nghiệp để giúp chuyển đổi hệ thống lương thực. Các mô hình đào tạo đầu bếp, hợp tác với các trang trại gia đình cung cấp thực phẩm an toàn cho trường học, giáo dục nông nghiệp tại vườn trường... không chỉ giúp hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng sản lượng mà còn tạo môi trường bền vững cho giới trẻ tiếp cận nông nghiệp.

Các chuyên gia quốc tế tham dự Hội thảo Đối thoại Chính sách Việt Nam - Châu Phi

Các chuyên gia của FAO cũng nhấn mạnh trách nhiệm của Việt Nam. Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật thông qua các chuyên gia, kỹ thuật viên lâu năm cho 12 nước châu Phi. Nhiều ví dụ thành công đã được ghi nhận ở Sénégal, Tchad và Namibia. Kết quả rất rõ ràng khi sản lượng lúa gạo ở Sénégal đã tăng lên 10 tấn/ha, một thành tựu quan trọng nhờ mô hình hợp tác Nam-Nam.

Ông Aziz Arya kêu gọi các đại diện quốc tế tại Hội thảo Đối thoại Chính sách Việt Nam – Châu Phi tiếp tục hợp tác với FAO. Với hơn 70 năm kinh nghiệm hợp tác quốc tế, FAO đảm bảo giám sát kỹ thuật để nông thôn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Uy tín với các ngân hàng phát triển đa phương và mạng lưới đối tác nghiên cứu khoa học toàn cầu giúp FAO xác định các nguồn lực cần thiết cho các nước đang phát triển.

"FAO đóng vai trò là đối tác và trung gian trung thực, đảm bảo tất cả các bên tuân thủ vai trò và trách nhiệm đã thỏa thuận. Chúng tôi mang kinh nghiệm quốc tế, những câu chuyện lịch sử và truyền thống phát triển lâu dài đến khắp nơi trên thế giới", chuyên gia FAO nhấn mạnh.

Tác giả: Quỳnh Chi

Tuấn Huy dịch

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận